Trám răng là phương pháp giúp khôi phục hình dạng của răng bị sâu, mẻ, vỡ trở về tình trạng ban đầu với chức năng như 1 răng thật. Không những thế, trám răng còn giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn trên bề mặt răng. Với phương pháp này, cấu trúc răng cũng như hàm mặt sẽ không bị ảnh hưởng. Vậy trám răng cụ thể là gì? Những điều bạn cần biết về trám răng.
TRÁM RĂNG LÀ GÌ?
Trám răng là phương pháp nha khoa nhằm khôi phục lại những chiếc răng bị hư hỏng hoặc bị sâu trở lại hình dáng ban đầu. Đồng thời, phương pháp này còn giúp khôi phục lại chức năng của răng. Bên cạnh đó, do không phải mài cùi hay chụp răng nên không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
Vậy những trường hợp nào nên trám răng?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trám răng thường áp dụng các trường hợp răng dưới đây.
– Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai.
– Răng bị mòn do lực nhai, lực cơ học (chải răng) hay do sự bào mòn của acid.
– Răng bị phá hủy mô răng do sâu răng, viêm tủy…
– Răng có hình dáng không hoàn hảo như ngắn, méo, quá nhỏ…
TRÁM RĂNG BẰNG LOẠI VẬT LIỆU GÌ HIỆN NAY?
Hiện nay, trám răng sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Thông thường, tùy theo điều kiện bệnh nhân sẽ lựa chọn loại vật liệu phù hợp. Trong đó, có thể kể đến các loại vật liệu trám răng phổ biến như:
– Trám răng bằng Xi – măng silicat
Đây là loại vật liệu đã có từ khá lâu với ưu điểm dễ sử dụng và có màu sắc khá giống với răng thật. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vật liệu này là khả năng chịu lực và chống mòn kém. Do đó, chỉ dùng để hàn cổ răng.
– Trám răng bằng Amalgam
Amalgam là loại vật liệu được cấu tạo từ hỗn hợp các phần tử kim loại như thủy ngân, kẽm, bạc, đồng… Loại vật liệu này dễ sử dụng, khả năng chịu lực tốt nên thường dùng để trám các lỗ sâu răng lớn. Hoặc dùng để trám các răng có chức năng ăn nhai chính bị tổn thương.
Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của vật liệu Amalgam không cao. Do đó, vật liệu này thường được dùng để trám các răng ở vị trí khuất tầm nhìn. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện. Vì vậy, khả năng cảm biến mùi vị thức ăn sẽ bị giảm.
Trám răng bằng Amalgam
– Trám răng bằng sứ
Là loại vật liệu có tính chất cứng và màu sắc trong suốt nên phù hợp để trám răng cửa. Tuy nhiên, nhược điểm của sứ là giòn nên dễ vỡ. Vì vậy, cần phải cẩn thận trong quá trình sử dụng.
– Trám răng bằng vật liệu Composite
Composite là loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều tính năng ưu việt. Đây đang là loại vật liệu được nhiều người lựa chọn vì có độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn các vật liệu thông thường.
Như vậy có thể thấy, trám răng thẩm mỹ được thực hiện bởi nhiều loại vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, Composite đang là loại vật liệu được ưa chuộng hiện nay. Thực hiện phương pháp hà8n trám này sẽ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với trám răng thông thường.
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ TRÁM RĂNG
Trám răng thực tế có 2 phương pháp chính là trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ. Do đó, mặc dù đều là phương pháp giúp hàn trám lại những chiếc răng hư tổn, sâu… nhưng trám răng thẩm mỹ khác với trám răng thông thường. Cụ thể:
TRÁM RĂNG THẨM MỸ | TRÁM RĂNG THÔNG THƯỜNG | |
TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN |
+ Thường được lựa chọn để cải thiện cấu trúc răng trong trường hợp: Răng bị sứt mẻ, vỡ, răng ngắn, hình dạng răng không như mong muốn, hàm thưa, hở kẽ răng…
+ Những trường hợp áp dụng trám răng này là: Răng cửa, răng kế răng cửa, răng nanh hoặc một loạt các răng đứng cạnh nhau. + Trám răng thẩm mỹ giúp khôi phục lại hình dáng răng ban đầu cho răng bị tổn thương. Hoặc tạo dáng răng mới phù hợp với bệnh nhân. |
+ Thường áp dụng để điều trị một số bệnh lý như: Sâu răng, mòn men răng, viêm tủy răng…
+ Khi điều trị, bác sĩ sẽ lấy đi phần mô răng hoặc tủy răng bị tổn thương. Sau đó, dùng vật liệu trám để khôi phục lại hình dáng ban đầu cho chiếc răng. + Ngoài ra, trám răng thông thường còn nhằm bảo vệ răng khỏi tác động của vi khuẩn, thức ăn nhiều axit… Từ đó, đảm bảo chức năng ăn nhai cho bệnh nhân. |
VẬT LIỆU |
+ Vật liệu sử dụng thường là Composite. Đây là loại vật liệu có tính thẩm mỹ cao, có màu sắc giống với màu răng thật.
+ Thậm chí, vật liệu trám này còn giúp che lấp khuyết điểm của men răng như: Răng bị rỗ, răng bị đổi màu… |
+ Vật liệu sử dụng thường là: Amalgam, trám bạc, trám vàng, trám xi măng, trám sứ Inlay – Onlay…
+ Những vật liệu này có tính thẩm mỹ không cao nên thường dùng để trám các răng khó nhìn thấy như răng hàm. |
Qua đó có thể thấy, phương pháp trám răng thẩm mỹ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Cụ thể, tính thẩm mỹ cao hơn, độ an toàn, khả năng chịu lực cao hơn. Đồng thời, thời gian thực hiện ít hơn…
Hơn thế, phương pháp này thực hiện được ở mọi loại răng, mọi lứa tuổi, mọi trường hợp tổn thương… Vì vậy, chi phí của trám răng thẩm mỹ cũng cao hơn.
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, nhưng để trám răng thẩm mỹ đạt hiệu quả tốt nhất cần thực hiện ở nha khoa uy tín.